Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

HaThanh

[Học chụp ảnh] Thời điểm ánh sáng đẹp

Nhiều người thường hỏi tôi, “Khi nào là thời điểm tốt nhất để chụp ảnh ?”

Đây là một câu hỏi mà quả thực là không chỉ có một câu trả lời; có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng việc có thể xác định được các điều kiện ánh sáng như thế nào, thì sẽ nắm được ưu thế vào các thời điểm khác nhau trong ngày—và biết cách sử dụng các điều kiện ánh sáng khác nhau ấy—là một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất đối với nhiếp ảnh.

Những thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thường là buổi chiều tà hoặc buối sáng sớm. Tuy nhiên, ngay cả khi mặt trời nằm ở vị trí thấp trên bầu trời vào hai thời điểm ấy trong ngày, thì tiến trình quang hợp vẫn tạo ra những màu sắc rất khác nhau vào hai lúc ấy. Quang hợp là phản ứng hóa học giữ cho hoa lá cỏ cây có được màu xanh tươi tốt dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng những hạt bụi lơ lửng trong không khí cũng phản ứng lại với ánh nắng, trở thành một màu sẫm hơn, tuy không nhìn rõ, vào ban sáng.
Mục lục "Basic Rules":



Ánh sáng buổi đầu ngày rất trong, thứ ánh sáng trắng mang lại màu sắc tươi tắn và sống động. Buổi chiều tà hoặc ngay trước lúc trời tối mang lại một ánh sáng dịu dàng ấm áp hơn. Và vị trí thấp của mặt trời trong hai thời điểm ấy luôn gây ra những bóng đổ dài và sẫm màu. Tính chất của ánh sáng buổi chiều tà—thứ ánh sáng dịu dàng ấm áp, phân tán và càng lúc càng yếu dần—khiến nó trở thành một thời điểm lý tưởng để chụp ngược sáng. Bố trí chủ thể ra phía trước mặt trời và dùng một gương phản xạ hoặc một đèn flash bổ trợ nhỏ, bạn có thể có được những bức chân dung với những vùng bao quanh vàng rực mang lại một hiệu ứng vô cùng thoát tục.



Một cách rất hay để tự mình khám phá hiệu ứng ánh sáng vào các thời điểm khác nhau trong ngày là tìm đến một nơi phong phú cảnh sắc và chụp một vài bức ảnh vào buổi sáng sớm. Cũng chụp như vậy vào buổi trưa, và sau đó là buổi chiều. Hãy so sánh các bức ảnh và bạn sẽ tận mắt nhìn thấy cách mà ánh sáng thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong ngày như thế nào.


Thời điểm trong ngày mà tôi không mấy ưa thích để chụp ảnh là buổi trưa. Mặt trời đạt đến vị trí cao nhất của nó nên gây ra những bóng đổ quá sẫm màu buộc bạn phải hạn chế. Ở đây, một lần nữa, đèn flash bổ trợ hoặc một cặp gương phản xạ có thể giúp giải quyết các bóng đổ do ánh sáng gay gắt tạo ra.


Những ngày mưa và u ám cũng có thể có được những bức ảnh tốt nếu biết cách sử dụng. Một rặng đá ven biển với những đợt sóng vỗ cũng có thể trở thành kỳ vĩ dưới bầu trời u ám đầy mây được dùng làm hậu cảnh. Một người đang nhìn qua cửa sổ dưới cơn mưa có thể gây nên nhiều cảm giác khác nhau. Ngay sau khi một cơn mưa giông vừa dứt, tôi thích thứ ánh sáng ló ra từ những đám mây đen khi chúng trôi đi. Những ló sáng như thế có thể làm sáng rỡ phong cảnh như những chiếc đèn lớn trên sân khấu.


Ánh sáng là sự sống còn đối với nhiếp ảnh, và việc tìm hiểu được cách ánh sáng vận hành ra sao vào các thời điểm khác nhau trong ngày, và đúng hơn, vào những thời điểm khác nhau trong năm, là một kỹ năng mà người ta phải nắm vững mới có thể trở thành một nhiếp ảnh gia thành công.

Đây là tóm kết một số thủ thuật cơ bản:

  • Vào buổi sáng sớm, khi mặt trời còn ở vị trí thấp trên bầu trời, ánh sáng đẹp và trong trẻo. Đây là một thời điểm tốt để chụp ảnh phong cảnh, do độ dài quá cỡ của các bóng đổ đưa thêm hiệu ứng 3D vào cho các bức ảnh bạn chụp.
  • Buổi trưa đứng bóng, khi mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu, các bóng đổ đều ngắn và sẫm màu nên ánh sáng có thể trở nên rất tương phản. Việc chụp chân dung vào lúc này đặc biệt khó khăn bởi vì bạn phải sử dụng flash bổ trợ hoặc gương phản xạ để làm dịu đi hiệu ứng các bóng đổ.
  • Buổi chiều tà mang lại một ánh sáng ấm áp tán sắc cùng với những bóng đổ dài và nhạt màu. Đây là một thời điểm lý tưởng dành cho hầu hết mọi thể loại nhiếp ảnh.
  • Ánh sáng luôn năng động. Hãy lên kế hoạch cho việc chụp ảnh của bạn tương thích với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Nếu nhìn thấy một hình ảnh như ý nhưng ánh sáng quá gay gắt, bạn hãy chờ cho đến khi các tình trạng được cải thiện. Rõ ràng những tình trạng ấy như thế nào, thì bức ảnh của bạn cũng sẽ như thế ấy.
  • Thời tiết “tốt” không nhất thiết là có ánh sáng tốt. Những ngày âm u làm ánh sáng dịu đi một cách dễ chịu và giảm bớt độ tương phản của nó, đồng thời các cơn bão cũng có thể tạo ra những hiệu ứng siêu thực hiếm hoi khiến nó biến thành một cảnh trí khác thường.


Cuối cùng, thiết bị là công cụ trong tay bạn sử dụng, kỹ thuật chỉ quan trọng ở mức độ là ta buộc phải làm chủ nó để truyền đạt những gì ta nhìn thấy. Kỹ thuật cá nhân của riêng ta phải được sáng tạo và thích ứng chỉ nhằm để làm cho tầm nhìn của ta đạt được hiệu quả trên tấm cảm biến của cái thiết bị ghi hình mà ta đang cầm nó.

HaThanh

About HaThanh -

Blog chia sẻ, sưu tầm bài viết về các chủ đề nhiếp ảnh

Subscribe to this Blog via Email :