Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

HaThanh

[Học chụp ảnh] Chế độ chụp - các chế độ chụp trên máy ảnh

Nếu nhấn thấy những bức ảnh mình chụp lúc nào cũng có vẻ tốt hơn khi giảm độ phơi sáng xuống một ‘stop’, hoặc tăng ½ ‘stop’, bạn hãy sử dụng thiết đặt bù sáng để cài đặt yếu tố ấy trên thước đo sáng của máy ảnh. Chức năng này làm cho bạn có thể tăng hoặc giảm độ phơi sáng lên đến ba f-stops. Kết quả đó thường được ghi rõ trên máy ảnh của bạn bằng một trị số từ +3 đến -3 ứng với mức gia tăng từ ½ đến 3 ‘stop’. Một khi bạn đã cài đặt, máy ảnh sẽ sẽ duy trì kết quả điều chỉnh cho đến khi bạn thay đổi nó. Đa số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tôi quen biết đều dùng tính năng bù sáng để tinh chỉnh thước đo trên máy ảnh của họ.

Hãy chụp một loạt nhiều tấm ảnh. Lúc nào có thời gian và chủ thể cho phép, bạn hãy chụp nhiều tấm khác nhau, như vậy bạn mới không bỏ lỡ một bức chụp quan trọng. Hãy kiểm tra các bức ảnh trên máy tính và loại đi những tấm không đạt trước khi đưa cho ai đó xem.

Mục lục "Basic Rules":


Các chế độ Phơi Sáng Tự Động (AE)

Trên hầu hết các máy ảnh KTS, bạn sẽ tìm thấy nhiều chế độ phơi sáng khác nhau, điển hình như sau:

  • ưu tiên khẩu độ AE(Av)
  • ưu tiên màn trập AE(Tv)
  • lập trình AE (P)
  • thủ công (M)

- Ưu tiên khẩu độ
Ưu tiên khẩu độ giúp bạn có thể cài đặt f-stop (khẩu độ) và sau đó máy ảnh sẽ điều chỉnh tốc độ chụp để đưa
Các điều ghi nhớ liên quan đến chế độ A trên máy ảnh:

  • A - khi chọn chế độ A không phải là chế độ chụp Auto đúng nghĩa Auto chụp hoàn toàn tự động, giao phó tất cả cho máy ảnh xử lý, mà A viết tắt là Aperture Priority, nghĩa là ưu tiên KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH.
  • A - khi chụp chế độ A, tức là người chụp MUỐN tự mình chọn KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH theo ý mình. Mà khẩu độ ống kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DOF. (DOF - viết tắt của Depth of Field mà dân chụp hay gọi là "đóp" hay "đốp". Đơn giản nó là từ để diễn tả khoảng ảnh rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét đó trong ảnh. Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, trên một trục thẳng ta thấy ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì một số điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng rõ nét, khoảng ảnh rõ nét đó gọi là khoảng DOF.)
  • A - khi chụp chế độ A, là bạn muốn có DOF như ý muốn của mình, khoảng ảnh rõ trong ảnh dày hay mỏng theo ý của mình. Tức là không bận tâm đến tốc độ màn trập tương ứng là bao nhiêu, đối tượng tĩnh hay động, thậm chí để ISO Auto để máy tự cân đong đo đếm chọn ISO tương ứng mà không quan tâm đến độ mịn hay nhiễu hạt.
  • A - Muốn làm chủ chủ DOF, chọn chế độ A, thay đổi thông số khẩu độ theo ý muốn, bấm chụp!

Ưu tiên tốc độ màn trập
Bằng cách sử dụng ưu tiên màn trập, bạn có thể cài đặt tốc độ chụp, và máy ảnh tự chọn f-stop (khẩu độ) để đưa ra độ phơi sáng chính xác. Tính năng này có thể đặc biệt hữu dụng khi bạn chụp các chủ thể di động và muốn ‘đóng băng’ các chuyển động bằng cách cài đặt một tốc độ chụp ở mức cao. Do đó, nếu đang chụp một thác nước và muốn dòng nước nhòa đi, ban có thể cài đặt một tốc độ chụp chậm và khẩu độ sẽ tự điều chỉnh theo. Cần phải nói thêm rằng cả hai chế độ vừa đề cập ở trên đều được giả định cho trường hợp bạn có đủ ánh sáng để chụp các bức ảnh trong phạm vi tốc độ chụp và khẩu độ mà bạn đang sử dụng.

Khi bạn chọn chế độ chụp S / Tv để ưu tiên tốc độ màn trập, nghĩa là bạn chỉ còn được xoay bánh xe để tuỳ chỉnh tốc độ màn trập theo ý đồ chụp của bạn, chọn tốc độ trập tuỳ ý. Còn lại khẩu độ ống kính là máy tự tính và tuỳ ứng theo bối cảnh đo sáng của máy. Như vậy, bạn có thể để ISO Auto, hoặc cố định ISO, khi bạn chọn tốc độ theo ý định, thì khẩu độ tự thay đổi tương ứng.​




Trong biểu đồ trên đây, mỗi kết hợp giữa khẩu độ ống kính và tốc độ chụp cùng cho ra một mức độ phơi sáng, hoặc để cho cùng một lượng ánh sáng như nhau lọt vào máy ảnh.


Lập trình (P)
Thiết đặt này để cho máy ảnh hoàn toàn đưa ra quyết định về thông số phơi sáng. Máy ảnh tự kết hợp tốc độ màn trập với khẩu độ. Trên một số máy ảnh, tính năng này có thể được cài đặt tuỳ theo đối tượng chụp, chẳng hạn như “chân dung”, “thể thao”, hoặc “phong cảnh.” Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận, nếu có không đủ (hoặc có quá nhiều) ánh sáng ngoài ý muốn, thì máy ảnh của bạn cũng sẽ không thể làm ra những điều kỳ diệu được. Ngay cả khi dùng thiết đặt này, bạn hãy kiểm tra trên màn hình LCD để bảo đảm mình sẽ có được bức ảnh như ý. Và đừng quên là bạn còn có thể sử dụng chế độ bù sáng để quyết định thay vì để máy ảnh tự làm.

Thủ công (M)
Chế độ này giúp bạn có thể tự tay cài đặt tốc độ chụp và khẩu độ một cách độc lập với nhau, tùy theo thước đo tích hợp sẵn trong máy ảnh hoặc thước đo cầm tay. Nhiều thợ chụp thương mại, còn dùng đo sáng rời, để có được nhiều trị số đo tại nhiều điểm khác nhau trong khung hình. Bằng phương pháp như thế, người chụp ảnh có toàn quyền kiểm soát đối với hiệu ứng hình ảnh mà các kết hợp tốc độ chụp và khẩu độ khác nhau có thể thực hiện. Thời kỳ chụp ảnh bằng phim còn thống trị, phương pháp này có xu hướng trở thành lĩnh vực độc quyền của những người chuyên nghiệp hoặc những người nghiệp dư có kinh nghiệm. Ngày nay, nhiếp ảnh KTS cho phép bạn chụp thử một bức ảnh, xem qua, điều chỉnh đôi chút, thấy có hơi khác, và bạn chụp được bức ảnh như ý.

Đa số máy ảnh D-SLR đều có một thiết đặt ‘autobracket’ (AEB). Tính năng thông minh nhỏ này cài đặt máy ảnh tự động chụp liền ba tấm: một với “độ phơi sáng đúng”, một dư sáng, và một thiếu sáng. Tôi nhận thấy tính năng này rất hữu dụng khi tác nghiệp nhanh bởi nó sẽ cho tôi chọn các bức ảnh sau. Bằng cách cài đặt máy ảnh chụp một bức ảnh với độ phơi sáng “chính xác”—đúng như máy ảnh nhìn thấy—và hai bức khác có thể có mức chênh lệch một f-stop, tôi luôn có thể kết thúc bằng một bức ảnh mà tôi cho là hoàn hảo hơn cả. Bạn có thể thay đổi trị số tăng giảm của AEB đến 1/3, ½ hoặc 2/3 stop so với bức chụp “chính xác”, tùy kiểu máy ảnh. Trên đa số máy ảnh, tính năng này có tác dụng với các thiết đặt chế độ tự động và thủ công.​


MẸO: Quy tắc ánh nắng f/16
Nếu bạn cố chụp cho được một bức ảnh phong cảnh mà không có giá ba chân, hãy đảo lại độ ISO bằng cách chọn tốc độ chụp, ví dụ, với ISO 200 bạn có thể chọn 1/200 giây với khẩu độ f/16.​



Theo:Tinh Tế

HaThanh

About HaThanh -

Blog chia sẻ, sưu tầm bài viết về các chủ đề nhiếp ảnh

Subscribe to this Blog via Email :