Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

HaThanh

[Học chụp ảnh] DOF kiểm soát độ sâu trường ảnh

 Là thuật ngữ được dùng để diễn tả vùng ảnh rõ nét - vùng trước và sau tính từ điểm nét của ảnh. Viết tắt là DOF (Depth of field). Kiểm soát vùng này bằng cách tuỳ chỉnh khẩu độ ống kính. Chẳng hạn bức ảnh dưới đây được chụp với khẩu độ f/2.8, vùng trước và sau điểm nét là trái chín đỏ bị mờ. Trong khi bức ảnh sau, khép khẩu độ xuống f/16, độ nét của ảnh sâu hơn.



Mục lục "Basic Rules":
Chiều sâu của bối cảnh trong ảnh chịu ảnh hưởng của tiêu cự ống kính. Khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính từ ống góc rộng đến ống téle với cùng một góc chụp cùng bối cảnh, chiều sâu của ảnh cũng thay đổi. Với mỗi ảnh, người chụp di chuyển vị trí chụp để giữ đúng khung cảnh giữa 
các tấm ảnh sau.




Khi bạn nhìn thấy một bức ảnh phong cảnh đẹp được treo trên tường trong một gian phòng triển lãm, trông nó có vẻ rất giống như được chụp với một khẩu độ nhỏ (trị f/stop lớn) để có được độ sâu trường ảnh càng dày càng tốt. Ngay cả trong một ngày đầy nắng, việc sử dụng khẩu độ nhỏ nhất cũng có thể đòi hỏi một tốc độ chụp chậm hơn và, do đó, phải có chân máy.

Việc này có thể dẫn đến một tình huống khó xử. Ví dụ, bạn rất muốn sử dụng tốc độ chụp cao để chụp những ảnh về hoạt động. Mà bạn muốn khép khẩu độ nhỏ để có dof dày, trông bức ảnh sắc nét hơn. Một số người sẽ chỉ sử dụng độ nhạy ISO của cảm biến cao hơn, và như vậy phải bật chức năng chụp tốc độ cao và khẩu độ nhỏ. Nhưng khi bạn tăng độ nhạy của cảm biến, thì chất lượng hình ảnh có thể giảm do nhiễu hạt nếu ánh sáng không đủ tốt. Do vậy, tuỳ hoàn cảnh mà quyết định.

Bạn không thể có được hết mọi thứ, do đó bạn phải chọn những gì quan trọng nhất với mình. Ngay cả vào những ngày rực nắng trong năm, với mặt trời được chọn làm chủ thể, nếu sử dụng ISO 100, thì độ phơi sáng của bạn sẽ là 1/1000 với khẩu độ f/5.6 nhưng lại sử dụng ống tê-lê và hậu cảnh cách xa chủ thể thì cũng không thể có dof mỏng. Và giả như bạn đang chụp một trận bóng đá ban đêm với đèn chiếu yếu ớt, bạn sẽ gặp rắc rối thực sự vì cần tăng ISO lên rất cao để chụp tốc độ màn trập cao để bắt dính chuyển động, mà ISO cao thì dễ nhiễu hạt, nên khả năng khử nhiễu của thiết bị trong trường hợp này là cần thiết.

Một số ống kính có những vạch chỉ báo cho thấy ước lượng độ sâu trường ảnh hiệu quả như thế nào ứng với một khẩu độ cụ thể. Một ví dụ điển hình: với một ống kính 20mm được thiết đặt f/11 và khoảng cách lấy nét được ước lượng khoảng 1,5 mét, thì độ sâu trường ảnh sẽ mở rộng từ hơn 3m cho đến vô cực Sử dụng một ống kính 400mm được thiết đặt ở f/4, thì độ sâu trường ảnh với khoảng cách lấy nét được thiết đặt khoảng 10m sẽ ít hơn một chút.

Nên nhớ bạn có thể sử dụng độ sâu trường ảnh một cách sáng tạo bằng cách dùng khẩu độ lớn để tách riêng chủ thể. Chủ thể bạn chụp sẽ rõ nét nổi bật trong khi phần còn lại bao quanh trong bức ảnh vẫn giữ được độ mờ nhòe rất thú vị. Cũng vậy, với một ống kính góc rộng và khẩu độ nhỏ, hầu hết mọi thứ trong bức ảnh của bạn đều có thể sắc nét, giúp bạn có thể làm đầy khung hình và tách riêng chủ thể ở tiền cảnh, trong khi vẫn giữ được một cảm quan về cảnh chụp với một hậu cảnh sắc nét. Tóm lại, f-stop càng nhỏ, bạn càng có được độ sâu trường ảnh dày. Nhưng hãy luôn nhớ sử dụng một tốc độ chụp phù hợp với chủ thể bạn muốn chụp.


Theo: Tinh Tế

HaThanh

About HaThanh -

Blog chia sẻ, sưu tầm bài viết về các chủ đề nhiếp ảnh

Subscribe to this Blog via Email :