Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

HaThanh

[Học chụp ảnh] Tiền cảnh sáng hậu cảnh tối - lý do và cách xử lý

Một kịch bản xấu khác về ánh đèn flash mà chúng ta ai cũng từng trải qua, đó là “tiền cảnh sáng, hậu cảnh tối đen” (“bright foreground, black background"), trong đó chủ thể được chụp chính xác nhưng hậu cảnh lại hoàn toàn thiếu sáng và tuyền một màu đen. Một người bạn của tôi đã hoàn thành một cuốn album toàn những bức ảnh như thế. “This is Margaret in Paris,” và “This is Margaret in Rome” v.v... Tất cả các bức ảnh đều trông như nhau—những bức chụp Margaret với hậu cảnh tối đen.

Nguyên nhân thật đơn giản: tốc độ chụp quá nhanh. Đèn flash luôn phát ra đủ ánh sáng để chụp chủ thể một cách chính xác, nhưng màn trập lại mở-đóng quá nhanh không kịp để cho ánh sáng chung quanh hậu cảnh được bắt dính.

Cài đặt tốc độ chụp ở mức thấp tương ứng với tốc độ ăn đèn sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Đèn flash sẽ “đóng băng” chủ thể trong khi độ trễ của màn trập sẽ để cho có thêm ánh sáng chung quanh lọt vào ống kính. Bắt dính ánh sáng chung quanh giúp cho hậu cảnh xuất hiện chi tiết hơn trong bức chụp.
Mục lục "Basic Rules":


Có thể sử dụng tốc độ chụp chậm là 1/15 giây hoặc thậm chí thấp hơn, tuy nhiên, nếu bạn không muốn có nguy cơ làm nhòe các phần chung quanh cảnh chụp, bạn phải cố định máy ảnh (ví dụ, bằng giá ba chân). Hãy thử nghiệm, và nhìn xem những kết quả bạn có thể có được. Nếu lần đầu tiên không hiệu quả, hãy xóa bức ảnh và thử lại lần nữa bằng cách dùng một tốc độ chụp khác.

                                    Trái                                                                              Phải

hình bên phải ( tiền cảnh sáng nhưng hậu cảnh lại quá tối )


Đèn Flash rời

Ngay cả khi máy ảnh KTS mới của bạn có một đèn flash được tích hợp sẵn, thì cũng đáng cân nhắc để mua thêm một bộ đèn flash rời. Việc này sẽ giúp cho việc chụp ảnh với đèn flash của bạn được linh động hơn. Hiện có quá nhiều loại đèn như thế trên thị trường nên khó lòng kể ra được hết, nhưng một bộ đèn flash chất lượng cũng đáng để bỏ tiền ra mua.

Nhiều hãng sản xuất loại máy ảnh lớn hơn có sản xuất loại đèn độc quyền của họ, và nếu mua loại cùng nhãn hiệu với máy ảnh của bạn thì quá tốt. Một bộ đèn Flash dành riêng cho một loại máy ảnh cụ thể luôn cung cấp đầy đủ các tính năng lọt qua ống kính và đèn flash với các khả năng không dây/đa chức năng. Sở hữu một bộ đèn flash cao cấp, bạn sẽ có nhiều tùy chọn hơn, khi phải tạo ra những trạng thái ánh sáng khác nhau.

Tôi thích loại đèn flash có thể tháo rời và đặt bên cạnh chủ thể để tạo một nguồn sáng, hoặc đặt vào những vị trí khác để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Nếu máy ảnh của bạn không có khe cắm đồng bộ hóa—mà phải cắm thông qua một dây cáp—thì vẫn có những cách khác để đèn flash hoạt động độc lập với máy ảnh. Có những thiết bị gắn vừa với ngàm trên máy ảnh và có thể được nối bằng một dây cáp hoặc được đồng bộ hóa để trở thành một đèn flash rời.

Còn có một loại thiết bị nhỏ với giá tương đối rẻ gọi là bộ đèn “nhại” (slave). Thiết bị điện tử này được kích hoạt bằng tiến trình kích sáng của đèn flash. Được gắn với bộ đèn flash rời, nó được đốt sáng khi được kích sáng từ một bộ đèn flash khác.

Nếu máy ảnh của bạn là loại có đèn flash tích hợp sẵn, thì chính đèn flash này có thể được sử dụng để kích sáng một đèn khác được gắn với bộ đèn “nhại”. Việc này giúp cho tận dụng thêm một nguồn sáng thứ hai được đặt bất cứ đâu tùy ý. Hiện nay, đa phần các hãng sản xuất có thương hiệu đều thiết kế tính năng không dây ấy trong hệ thống đèn flash của họ, mang lại đầy đủ chức năng tự động và không cần phải dùng đến dây nối. Sử dụng đèn flash rời theo cách ấy có thể có được vùng sáng nổi bật, hoặc hướng sáng chính-phụ, đưa thêm nhiều độ sâu vào cho bức ảnh của bạn.


Fill Flash

Trong những dịp hiếm hoi có ánh nắng mặt trời rực rỡ, độ sáng có thể khiến cho bức ảnh có quá nhiều khác biệt giữa các điểm sáng và tối. Các bức ảnh có thể có ánh sáng không đồng đều. Nếu chụp để lấy những vùng sáng, thì phần các vùng tối sẽ bị đen và không có chi tiết. Đây là lúc chúng ta cần dùng đèn flash bổ trợ.

Flash bổ trợ đơn giản chỉ là sử dụng thêm một đèn flash để có được nhiều ánh sáng cho các vùng tối. Kỹ thuật này giúp cho có được một bức ảnh đồng đều trong đó những điểm sáng cân bằng hơn với các vùng tối.

Để sử dụng Flash bổ trợ, trước hết chúng ta phải biết tốc độ máy ảnh D-SLR của chúng ta đồng bộ hóa với đèn flash như thế nào. Nếu đèn flash không được đồng bộ hóa thì sẽ ít hiệu quả.

Đa số máy ảnh D-SLR có một tốc độ đồng bộ hóa là 1/60 giây - 1/250s. Các tốc độ tương đối chậm được sử dụng với đa số máy ảnh để đồng bộ hóa với đèn flash có nghĩa là, để thực hiện được một phơi sáng chính xác, chúng ta cần phải cài đặt độ nhạy của cảm biến đến một ISO thấp hơn nếu không, toàn bộ bức ảnh sẽ bị quá sáng. Một khi tốc độ chụp được cài đặt với tốc độ đồng bộ hóa chính xác, bước tiếp theo là sử dụng tất cả các thông số phơi sáng.

Giả dụ như chúng ta có được thông số là 1/60 giây, khẩu độ f/11 và ISO 100; bấy giờ tất cả những gì chúng ta cần làm là cài đặt đèn flash với một cách biệt phù hợp và khẩu độ là f/8 (một ‘stop’ so với toàn bộ thông số phơi sáng). Việc này sẽ mang lại đủ công suất để “tác động” lên các phần tối, nhưng không hoàn toàn xóa bỏ chúng.

Theo: Tinh Tế

HaThanh

About HaThanh -

Blog chia sẻ, sưu tầm bài viết về các chủ đề nhiếp ảnh

Subscribe to this Blog via Email :