Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

HaThanh

Cách tạo hiệu ứng chuyển động trong ảnh

Với khả năng chụp rất nhanh, những chiếc máy ảnh hiện nay có thể làm ngưng đọng mọi chuyển động. Những đối tượng như những chiếc xe đua hay con suối róc rách sẽ trở nên thú vị hơn nếu chúng ta nhấn mạnh vào chuyển động của chúng.Thông thường ta có thể nhận thấy sự chuyển động trong bức ảnh bởi phần nền hoặc chính chủ đề mờ nhòe so với phần còn lại của bức ảnh. 

Để làm được điều này, chúng ta cần phải điều khiển tốc độ màn trập, độ mởống kính (khẩu độ) và điều chỉnh độ nhạy sáng(ISO). Một khi hiểu được 3 yếu tố này hoạt động với nhau như thế nào, chúng ta có thể sử dụng chúng để thể hiện hầu hết các kiểu chuyển động. Không cần tới 1 chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, bất cứ máy ảnh nào có chế độ ưu tiên tốc độ trập (Shutter priority) đều có thể thực hiện công việc này.
Khống chế ánh sáng













Hiệu ứng chuyển động được khống chế bởi tốc độ màn trập của
máy ảnh
, là thời gian màn trập mở ra để ánh sáng có thể lọt vào cảm biến. Nếu một đối tượng trong bối cảnh chụp chuyển động trong khi màn trập mở, thì nó sẽ mờ nhoe ở hình chụp được. Điều này có nghĩa tốc độ màn trập càng chậm thì càng thấy rõ hiệu ứng chuyển động. Để thay đổi tốc độ màn trập, chúng ta để
máy ảnh ở chế độ ưu tiên tốc độ (chữ S hoặc Tv) hoặc ở chếđộ chỉnh tay hoàn toàn. Tốc độ màn trập được biểu diễn bằng đơn vị một phần giây. Tùy hoàn cảnh mà tốc độ màn trập có thể được gọi là chậm, nhưng nhìn chung từ 1/15s trở xuống là đạt.
Khi quá nhiều ánh sáng lọt vào cảm biến, sẽ có nguy cơ dư sáng, có nghĩa là màu sắc nhợt nhạt và vùng sáng bị cháy. Một cách để tránh lỗi này là chỉnh ISO xuống thấp (Vd: ISO 100).
Chúng ta cũng có thể khống chếmức sáng bằng cách thay đổi độ mở
ống kính
 hay khẩuđộ. Khẩu độ mở hay khép để điều chỉnh mức sáng lọt vào cảm biến. Nếu ta chụp ở chế độ ưu tiên tốc độ, máy sẽ tự động tính toán khẩu độ hợp lý để phù hợp vớitốc độ màn trập bạn chọn (thường máy sẽ cảnh báonếu không điều chỉnh được). Nếu chúng ta ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn và bị dư sáng quá nhiều, ta buộc phải khép khẩu, điều này có nghĩa ta phải chọn khẩu độ nhỏ hơn. Vìkhẩu độ được viết ở dạng phân số nên f/2.8sẽ làmở lớn so với f/22.

Ngay cả khi chúng ta giảm độ nhạy sáng tới tối thiểu và chọn khẩu độ nhỏ nhất, bức ảnh vẫn có khả năng bị thừa sáng. Trong trường hợp này, ta có thể sử dụng kính lọc giảm sáng. Đây là một loại kính hayđĩa nhựa thường được lắp vào ống kính và có chức năng giảm mức sáng lọt vào cảm biến. Chúng có thể giảm từ 1 f-stop đến 10 f-stop (thời chụp) và cũng có kích cỡ khác nhau tùy theo ống kính. Giá của các tấm kính này từ 10 đến 200 USD tuy nhiên, ta có thể sử dụng một chiếc kính râm đặt trước ống kính, nó cũng có chức năng tương tự.

Cố định máy
Một khi chúng ta hiểu rõ cơ bản về cách lấy sáng, ta có thể thử nghiệm với việc bắt hình chuyển động. Cách chúng ta giữ máy và lia máy trong khi màn trập đang mở sẽ quyết định hình thái chuyển động bạn muốn ghi lại. Hãy bắt đầuvới hình thức đơn giản nhất: giữ máy cố định và để chủ thể di chuyển trong khung hình, chẳng hạn như 1 dòng suối. Khi bị mờ đi, dòng nước đang chuyển động sẽ trở nên huyền ảo, bọt nước trắng xóa sẽ thể hiện mọi hình tháitừ dòng chảy chậm rãi đến phun trào mạnh mẽ. cường độ sáng và tốc độ của nước sẽ là tham số chính quyết định tốc độ màn trập. Tốt nhất nên bắt đầu với khẩu độ nhỏ nhất (là f/22 trong hầu hết máy ảnh) và thời giankhoảng 1 giây.
Lưu ý rằng khi chúng ta để màn trập mở mở lâu thì việc máy bị rung cũng tạo thêm mờ nhòe. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là sử dụng chân ba. Nếu không có chân ba thì kiếm một mặt phẳng vững và để chế độchụp hẹn giờ.
Kĩ thuật này cũng phù hợp với chụp cảnh đường phố vào ban đêm. Đặt máy lên giá đỡ và chỉnh tốc độ màn trập dài, (thử bắt đầu với thời gian 1 giây và khẩu độ khoảng f/5.6), luồng phương tiện đang chuyểnđộng sẽgiống như những sọc đỏ và trắng. Xem lại kết quả và điều chỉnh tăng hoặc giảm tốc độ màn trập nếu cần. Tốc độ màn trập chậm thì sọc sáng sẽ dài hơn và ngược lại.
Nếu chúng ta dùng chế độ ưu tiên tốc độ trậpđể chụp ban đêm, đôi khi chế độ đo sáng tự động của máy làm cảnh quá sáng. Để làm hậu cảnh tối hơn giúp nhấn mạnh cảnh đêm, ta nên sử dụng chức năng bù sáng và chọn -1 hoặc -2.

Lia máy – panning


Một cách khác để thể hiện chuyển động trong bức ảnh đó là giữ cho đối tượng chụp sắc nét trong khi làm mờ nhòe hậu cảnh. Đây chính là kĩ thuật lia máy theo đối tượng chuyển động, rất hữu hiệu khi chụp thể thao.
Khi chúng ta chụp 1 chiếc xe đua. Nếu để tốc độ màn trập cao, chiếc xe sẽ trông có vẻ như đang đậu trên đường. Tốc độ màn trập chậm, giữ máy ảnh đứng yên chiếc xe sẽ mờ đi trong bức hình, cũng đôi khi dùng được nhưng không phải là cái ta cần. Nhưng nếu chỉnh tốc độ màn trập trong vòng 1/125 giây và lia máy theo hướng chuyển động của chiếc xe đang chạy, chúng ta có được cảkhung nền mờ ảo lẫn vòng quay của bánh xe.
Bắt đầu bằng việc canh nét trước trong khu vực dự đoán đối tượng sẽ xuất hiện. Nếu ta đang thiết lập chế độ lấy nét tự động, hãy nhắm vào điểm nơi chiếc xe sẽ đi qua. Bấm nửa nút lấy nét, giữ nguyên nút, lia máy theo để đối tượng nằm gọn trong kính ngắm, vừa lia vừa bấm chụp khi chiếc xe lọt vào trong khu vực lấy nét trước đó.
Kĩ thuật này áp dụng rất tốt đối với các đối tượng chuyển động trên một mặt phẳng song song với chúng ta. Xe đạp và ván trượt là những đối tương tuyệt vời đểthực hiện (bắt đầu với tốc độ màn trập 1/30 giây). Nếu ta gặp khó khăn trong việc giữ chắc máy khi lia máy đặc biệt đối với những ống kính dài thì nên sử dụng thêm chân ba hoặc chân đơn.

Gắn máy vào chủ thế chuyển động
Gắn chiếc máy ảnh lên chủ thể chuyển động như xe đạp, ván trượt, v.v… làm cho hậu cảnh mờ đi trong khi khu vực gắn máy ảnh – ghi đông xe đạp chẳng hạn, thì lại rõ nét Chúng ta có thể gắn máy ảnh lên bằng kẹp tự tạo hoặcgiá đỡ (Vd: giá đỡ Joby Gorrillapod). Đối với các máy ảnh SLR, thì cần những thiết bị chuyên dụng hơn như kẹp Bogen Super Clamp giá 27.50 USD hay đế nâng Fat Gecko Camera Mount giá 90 USD. Chúng ta cũng nên sử dụng chế độ chụp hẹn giờ để đảm bảo lái xe an toàn.
Đồng bộ chậm đèn flash – slow sync flash 
Kết hợp đèn flash với phơi sáng lâu cũng có thể tạo nên một bức ảnh chuyển động. Phần di động sẽ tạo nên vệt mờ, nhưng đèn flash lại bắt dính đối tượng ở ngay cuối của quá trình phơi sáng. Hãy thử kĩ thuật này trong một buổi tiệc để thể hiện chuyển động của vũ công. Hầu hết các máy ảnh đều có chức năng chụp chân dung ban đêm hoặc chụp trong buổi tiệc mà chế độ này đènflash sẽ đánh ở giai đoạn cuối của phơi sáng. Tương tự, nếu ta có một chiếc máy ảnh SLR, các đèn gắn ngoài cũng có các chế độ được gọi là rear curtain, secondcurtain hay slow sync có tính năng tương tự.
tạo chuyển động bằng zoom – zoom motion
Muốn đạt được hiệu ứng siêu không gian, hãy vừa xoay zoom vừa chụp ở tốc độ thấp (thử ở 1/15 giây). Các vật thể ở góc khung hình có vẻ như chuyển động về phía trung tâm của khung hình. Chúng ta có thể thử kiểu này với chế độđồng bộ chậm đènflash để bắt dính chủ thể ở giữa khung hình trong khi cảm giác như hậu cảnh đang di chuyển ra xa.

Thử nghiệm và thất bại
Với tất cả những kỹ thuật trên, chúng ta cần phải thực hành nhiều để tìm ra cách điều chỉnh phù hợp. Đừng vội nản chí khi chụp hỏng nhiều, đặc biệt đối với những người mới thử thể loại này lần đầu. Sự tuyệt vời của máy ảnh số chính là chúng ta có thể chụp bao nhiêu ảnh tùy thích. Không có sự thành công nào mà không trả giá bằng thất bại. Do đó, chúng ta hãy cố gắng và một khi đạt được kết quả, những công sức bỏ ra sẽ không bao giờ hoang phí.

Theo: tintuc.zshop.vn

HaThanh

About HaThanh -

Blog chia sẻ, sưu tầm bài viết về các chủ đề nhiếp ảnh

Subscribe to this Blog via Email :